Saturday, April 20, 2019

Những ai có thể làm kiểm tra đường huyết?

Kiểm tra đường huyết là phương pháp chính giúp bạn kiểm soát tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm phương pháp này.


Ở những người bị bệnh tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết ở mức bình thường là điều hết sức quan trọng. Để giúp theo dõi chính xác mức đường huyết, bạn cần phải làm kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về phương pháp này, bạn có thể cảm thấy mơ hồ với những giải thích từ bác sĩ. Đừng quá lo lắng! Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về việc kiểm tra đường huyết nhé.

Những ai nên làm kiểm tra đường huyết?

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mình có phù hợp để kiểm tra đường huyết không. Những người có thể làm kiểm tra gồm: 

Người bị hạ đường huyết
Người bị hạ đường huyết mà không có triệu chứng
Người có ketone do tăng đường huyết
Người dùng insulin
Người đang mang thai
Người gặp khó khăn để kiểm soát mức đường huyết
Quy trình kiểm tra đường huyết


Các bước kiểm tra lượng đường trong máu gồm: 

Trước khi bắt đầu, bạn rửa tay kỹ lưỡng để ngăn ngừa nhiễm trùng tại chỗ chích ngón tay. Nếu bạn sử dụng cồn, hãy chắc chắn ngón tay khô trước khi thử nghiệm. 

Tiếp theo, gắn que thử vào máy đo và chích ngón tay để lấy một giọt máu nhỏ. Bạn sẽ lấy máu ở các cạnh của đầu ngón tay thay vì đầu ngón tay để giảm sự khó chịu. 

Máu sẽ theo que thử vào máy đo để phân tích máu và hiện kết quả trên màn hình trong vòng 1 phút.

Nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, bạn có thể cần phải kiểm tra lượng đường trong máu từ 4 lần trở lên mỗi ngày: trước và sau bữa ăn.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ kiểm tra đường huyết trong ngày.
Kết quả đo đường huyết

Theo các chuyên gia, mức đường huyết bình thường là:
Mức đường huyết trước khi ăn: 80–130mg/dl
Mức đường huyết sau khi ăn: dưới 180mg/dl
Mức đường huyết 2 giờ sau khi ăn: dưới 140mg/dl

Tuy nhiên, đây là những hướng dẫn chung và không dành cho tất cả mọi người. Bạn hãy hỏi bác sĩ về mức độ đường huyết bình thường đối với bạn.
Kiểm tra đường huyết có những rủi ro gì?

Bất cứ phương pháp nào cũng có rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro của kiểm tra lượng đường trong máu thường rất ít và không nhiều bằng những tác hại do không theo dõi đường huyết.

Nếu bạn cùng dùng chung kim tiêm insulin và các dụng cụ xét nghiệm khác với người bệnh, bạn sẽ có khả năng cao mắc: 

HIV
Viêm gan B
Viêm gan C

Vì vậy, bạn nên tránh dùng chung kim tiêm và các đồ dùng xét nghiệm với những người khác.

SHARE THIS

Author:

Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồn của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá!!!

0 comments: