Định nghĩa bệnh Cao huyết áp
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:
Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:
Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát;
Tăng huyết áp thứ phát;
Cao tăng huyết áp tâm thu;
Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp thai kỳ.
Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì?
Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số:
Huyết áp tâm thu, là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập tống máu đi (khi cơ tim hoạt động).
Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp có thể được phân loại như sau:
Tiền tăng huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn;
Tăng huyết áp độ 1: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;
Tăng huyết áp độ 2: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;
Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, đối với huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu.
Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu huyết áp của bạn là luôn trên 140/90 mmHg.
Tại sao bạn nên quan tâm về cao huyết áp?
Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, cao huyết áp là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng và đôi khi thậm chí gây tử vong.
Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh Cao huyết áp
Những dấu hiệu và triệu chứng của cao huyết áp là gì?
Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi, đau đầu có thể xảy ra.
Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Ở một số người, cao huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam, đau đầu hoặc chóng mặt. Bởi vì cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên rất quan trọng nếu bạn đang có các nguy cơ bị cao huyết áp. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao.
Những biến chứng có thể xảy ra của cao huyết áp là gì?
Khi huyết áp vẫn cao theo thời gian, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm:
Suy tim. Suy tim là một tình trạng mà trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này làm cho trái tim to ra và trở nên yếu hơn;
Phình bóc tách động mạch. Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn. Khi bị phình bóc tách động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng;
Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận;
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận, hoặc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân;
Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.
Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận;
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận, hoặc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân;
Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.
Nguyên nhân gây bệnh Cao huyết áp
Nguyên nhân gây ra cao huyết áp là gì?
Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.
Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.
Cao huyết áp gây ra do thuốc, sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.
Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là cao huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.
Nguy cơ mắc bệnh Cao huyết áp
Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?
Bạn có nguy cơ tăng huyết áp nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố được liệt kê dưới đây:
Tuổi: người lớn tuổi có nguy cơ cao huyết áp.
Giới tính: phụ nữ sau mãn kinh có nhiều khả năng sẽ mắc cao huyết áp hơn, và đàn ông dưới 45 tuổi có nhiều khả năng mắc cao huyết áp hơn so với phụ nữ.
Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp.
Tiền sử gia đình: nếu các thành viên trong gia đình của bạn (cha mẹ hoặc anh chị) mắc bệnh cao huyết áp, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đối với người lớn tuổi, những yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp bao gồm:
Thừa cân;
Không tập thể dục thường xuyên;
Chế độ ăn uống không lành mạnh;
Tiêu thụ quá nhiều muối;
Uống rượu;
Hút thuốc lá;
Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ;
Căng thẳng.
0 comments: